Cách đóng gói các mặt hàng khác nhau

2.77 - 46 đánh giá

Nếu bạn muốn gửi một sản phẩm hay một hàng hóa nào đó đi nước ngoài một cách dễ dàng và nhanh chóng thì khâu đóng gói vô cùng quan trọng. Tùy theo các mặt hàng mà phương thức vận chuyển sẽ được thay đổi để phù hợp với tiêu chuẩn. Để hiểu rõ hơn về cách đóng gói và gửi các mặt hàng khác nhau đi nước ngoài, hãy cùng VT Express tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Lưu ý cách đóng gói mặt hàng gửi đi nước ngoài 

Tùy theo các phương thức vận chuyển, bạn có thể lựa chọn cách đóng hàng khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý bắt buộc mà bạn cần phải ghi nhớ để đảm bảo hàng hóa đóng gói theo đúng tiêu chuẩn:  

  • Đo kích thước, trọng lượng và tính thể tích của lô hàng:Khi bạn xác định đúng các số đo của lô hàng, điều này sẽ giúp quá trình đóng gói phù hợp cũng như dễ dàng đo lường được giá cước vận chuyển như thế nào. 
  • Cách đóng gói hàng hóa:Tùy theo các đặc điểm của từng loại sản phẩm sẽ biết được cách thức đóng gói sao cho phù hợp. 
  • Thông tin hiển thị trên bao bì:Một số thông tin cần hiển thị đầy đủ trên bao bì như tên hàng, số lượng, trọng lượng, điều này giúp tránh nhầm lẫn khi vận chuyển các loại hàng hóa.
  • Ghi rõ thông tin, dán nhãn: Bạn nên ghi rõ thông tin ở bên ngoài thùng đóng hàng cũng như bên trong bao bì. Bên cạnh đó, bạn nên dán nhãn, phiếu đóng gói cùng một chiều trên một mặt của bao bì. 

2. Hướng dẫn cách đóng gói hàng hóa khi gửi qua bưu điện 

2.1 Sản phẩm chứa chất lỏng 

Đối với các sản phẩm chai lọ hoặc bình đựng chất lỏng, đặc biệt là các loại hóa chất cần được đóng gói một cách cẩn thận, để tránh trường hợp bị vỡ hoặc tràn ra bên ngoài.

Nguyên vật liệu: túi bóng khí, thùng carton, băng keo, xốp.

Cách đóng gói:

    • Đặt một lớp xốp vào bên trong thùng carton.
    • Dùng túi bóng khí quấn quanh sản phẩm, dán băng keo cố định lại.
    • Cho sản phẩm vào thùng carton, sau đó dán băng keo cố định thùng hàng.
    • Dán tem cảnh báo chất lỏng và thông tin sản phẩm lên thùng hàng.

2.2 Các mặt hàng liên quan đến điện tử, máy móc

Thiết bị-linh kiện điện tử là một trong những mặt hàng dễ hư hỏng và tổn thất vì vậy bạn cần đóng gói một cách thật cẩn thận: 

Nguyên vật liệu: túi bóng khí, xốp, giấy kraft, băng keo, hộp carton.

Cách đóng gói: 

Đối với thiết bị-linh kiện điện tử kích thước nhỏ:

    • Dùng túi bóng khí bọc quanh sản phẩm, dán băng keo xung quanh cố định.
    • Sau đó cho vào giấy kraft, dán tem thông tin sản phẩm.

Đối với thiết bị-linh kiện điện tử có kích thước lớn:

    • Dùng xốp dán quanh sản phẩm, dán băng keo cố định xung quanh.
    • Bọc túi bóng khí xung quanh sản phẩm, dán băng keo xung quanh.
    • Cho sản phẩm vào hộp carton, dán băng keo cố định hộp.
    • Dán tem cảnh báo hàng hóa đặc biệt và thông tin sản phẩm lên hộp.

2.3 Các mặt hàng liên quan đến vải vóc

Đối với quần áo hay các mặt hàng liên quan đến vải vóc, chúng ta cần đảm bảo sản phẩm được xếp gọn gàng, sạch sẽ. 

Nguyên vật liệu: túi nilon gói hàng niêm phong, giấy thơm, hộp carton, băng keo.

Cách đóng gói: 

    • Xếp gọn sản phẩm vào bên trong túi nilon, cho thêm một miếng giấy thơm vào để giúp sản phẩm thơm tho.
    • Đặt sản phẩm vào hộp carton, dán băng keo cố định lại.
    • Dán tem thông tin sản phẩm.

2.4 Các mặt hàng thiết bị gia dụng 

Đây là loại mặt hàng đa dạng, sản phẩm lớn nhỏ cồng kềnh và nhiều chi tiết linh kiện đặc biệt vì vậy cần được đóng gói một cách cẩn thận để tránh hư hỏng và rơi rớt sản phẩm.

Nguyên vật liệu: xốp, băng keo, thùng carton, màng co.

Cách đóng gói: 

    • Cho một lớp xốp dày vào bên trong thùng carton.
    • Đặt sản phẩm vào trong thùng. 
    • Dán băng keo cố định thùng hàng, sau đó quấn màng co xung quanh thật kỹ lưỡng.
    • Dán tem cảnh báo hàng dễ vỡ và thông tin sản phẩm lên thùng hàng.

3. Hướng dẫn cách đóng gói hàng hóa gửi qua hàng không 

Khác với các dịch vụ vận chuyển hàng hóa thông thường, cách đóng gói và gửi các mặt hàng khác nhau đi nước ngoài qua đường hàng không sẽ phải cần phải tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe và nghiêm ngặt. Thùng carton dùng để đóng gói hàng hóa cần đảm bảo có độ dày từ 3 – 7  lớp và kích thước tùy theo loại sản phẩm. Có 2 cách đóng gói mà bạn nên áp dụng: 

Đóng gói đơn

Cách sử dụng đóng gói đơn giúp hàng hóa không dễ vỡ và có thể chịu được lực ép và mềm như các sản phẩm quần áo, chăn gối,… Ở cách đóng gói này, bạn chỉ cần quấn một vòng nilon xung quanh hàng hóa để tránh bụi bẩn, sau đó cho trực tiếp vào thùng và niêm phong theo hình chữ H.

Đóng gói đôi

Đây là cách đóng gói sử dụng hộp nhỏ trong hộp lớn, cách này phù hợp với các hàng hóa dễ vỡ, không chịu được lực ép hay lực va chạm mạnh. Giữa các hộp không nên có khoảng trống nên tuân thủ cách dán băng dính hình chữ H.

scrolltop